Vật Lý Trị Liệu Là Gì? Các Hình Thức, Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu?

Vật Lý Trị Liệu Là Gì? Các Hình Thức, Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu?

Nhiều năm gần đây, phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ tính an toàn và mang hiệu quả cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vật lý trị liệu là gì? Các hình thức, kỹ thuật vật lý trị liệu qua bài viết dưới đây nhé!

Vật lý trị liệu là gì?

vat-ly-tri-lieu
Vật lý trị liệu là gì?

Là một kỹ thuật mới trong y khoa, phương pháp chữa bệnh không cần thuốc phổ biến nhất hiện nay. Bằng cách sử dụng các yếu tố vật lý: vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt độ, độ cao, điện, các chất đồng vị phóng xạ, đi bộ, dưỡng sinh,… tác động lên cơ thể người bệnh giúp cơ thể phục hồi các chức năng suy giảm, hỗ trợ giảm đau và mang lại nhiều lại ích cho sức khỏe. Những nhà vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và hồi phục của bệnh nhân.

Vai trò của vật lý trị liệu

Giúp cho người bệnh phục hồi các chức năng bị giảm hoặc mất và giúp họ tốt hơn với tình trạng khi ở nhà hay ở cộng đồng. Không chỉ rèn luyện cho người tàn tật thích nghi với môi trường sống mà còn tác động vào môi trường xã hội.

Vật lý trị liệu không trải qua phẫu thuật, ít dùng thuốc nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe; phục hồi các chức năng vốn có sau phẫu thuật, các chấn thương cho người bệnh.

Đọc thêm: a là gì trong vật lý

Các hình thức, kỹ thuật vật lý trị liệu

vat-ly-tri-lieu
Các hình thức, kỹ thuật vật lý trị liệu

Có nhiều phương pháp giúp bác sĩ dễ lựa chọn những cách thức hợp với từng tính trạng của bệnh nhân. Các hình thức, kỹ thuật gồm 2 dạng chính: thụ động và bị động.

Thụ động

Là hình thức không yêu cầu hoạt động quá nhiều mà sẽ được sự giúp đỡ của các nhà vật lý trị liệu hay máy móc, thiết bị.

Liệu pháp nhiệt hoặc lạnh

Tác nhân vật lý là các thức thụ động có thể chỉ áp dụng tạm thời. Đối với trị liệu pháp nóng, bệnh nhân được hỗ trợ làm giãn mạch tại một vị trí hoặc toàn thân dựa trên cơ chế phản xạ. Người bệnh giảm đau và tình trạng viêm, nhanh chóng phục hồi. Còn với liệu pháp lạnh, bệnh nhân được giúp co mạch, giảm khả năng dẫn truyền trên các dây thần kinh chủ.

Trị liệu bằng ánh sáng hay nước

Trị liệu bằng nước: hình thức sử dụng nước để tác động lên cơ thể nhằm chữa lành tổn thương dựa trên đặc tính riêng.

Trị liệu ánh sáng: có thể sử dụng ánh dáng từ đèn hồng ngoại, tử ngoại hay ánh sáng mặt trời. Dựa vào những tia bức xạ trong ánh sáng để loại bỏ vi khuẩn, kích thích sự sản sinh và phát triển của tế bào.

Kích thích điện

Là cách sử dụng năng lượng điện kích thích dây thần kinh và các cơ, giúp cơ được co lại, rèn khả năng vận động của cơ và khớp.

Ngoài ra hình thức thụ động còn sử dụng sóng âm, điều trị bằng siêu âm, kéo nắn hoặc xoa bóp giúp giải phóng các áp lực chèn rễ dây thần kinh và đẩy nhanh quá trình tái tạo mô.

Chủ động

Là hình thức yêu cầu người bệnh phẩn vận động khá nhiều. Tập trung vào các động tác kéo dãn và tăng cuồng sức mạnh của cơ bắp, để thúc đẩy dòng chảy của máu để giúp cơ bắp khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình phục hồi các vùng bị thương tổn.

Tác nhân cơ – động học kéo dãn

Phương pháp vận dụng lực cơ học để làm giãn các khoang đốt sống bằng cách tác động một lực phù hợp vào cột sống. Hạn chế những tác động gây áp lức lên nội đĩa mềm, kích thích sự thẩm thấu dung dịch và các chất dinh dưỡng như giảm bớt diện tích bị lồi ra của đĩa đệm. Phương pháp kéo dãn giúp điều chỉnh tình trạng cong vẹo cột sống, giãn cơ làm giảm thiểu triệu chứng đau ở bệnh nhân.

Phương pháp vận động chủ động

Giúp hồi phục các chức năng của khớp xương cũng như cải thiện khả năng vận động của bộ phận. Vận động chủ động áp dụng cho đối tượng có khả năng tự thực hiện động tác mà không cần hỗ trợ của kỹ thuật viên.

Đối tượng cần tập vật lý trị liệu

-Dùng phương pháp siêu âm trị liệu phục hồi các vùng đau khớp, vùng gân, các hội chứng ống cổ tay, căng dãn cơ bắp sau khi hoạt động thể thao,…

-Những người có bệnh lý về thần kinh – cơ: chấn thương sọ não, bại nào, đột quỵ, tổn thương tủy sống,…

-Gặp vấn đề về cơ – xương – khớp: gãy xương, gai cột sống, vẹo cột sống, tổn thương dây chẳng,…

-Đối với người bệnh về hô hấp, tim mạch: viên phổi, hen phế quản,…

-Sau phẫu thuật cần lấy lại sự linh hoạt và tăng sức mạnh cơ bắp hay những người bệnh viêm màng não, dị tật bẩm sinh,…

Xem thêm: Trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Với những thông tin chi tiết về vật lý trị liệu bên trên, hy vọng hữu ích giúp các bạn thấy được phương pháp trị liệu thường được áp dụng để phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu gặp vấn đề hãy chủ động tập càng sớm càng tốt!

Rate this post

Hạnh