Giải thích học hàm học vị là gì?

Giải thích học hàm học vị là gì?

Học hàm học vị là gì? Vấn đề này không phải ai cũng biết đến và hiểu rõ về bản chất giữa học hàm và học vị. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí chi tiết các thông tin liên quan đến vấn đề này, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây. 

Giải thích về học hàm học vị là gì?

Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề học hàm học vị là gì, các chuyên gia hàng đầu đã chia sẻ cụ thể như sau:

Giải thích học hàm học vị là gì?
Giải thích về học hàm học vị là gì?

>>> Giải thích rõ về chương trình học MBA là gì

Giải thích học vị là gì?

Học vị đây sẽ là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc là ngoài nước cấp cho người đã tốt nghiệp một cấp học nhất định, văn bằng này sẽ nói lên được trình độ giáo dục của một cá nhân nhất định. Tuy nhiên, để có được văn bằng thể hiện học vị cá nhân thì cần phải trải qua một quá trình học tập, thi cử thì mới được công nhận.

Ở trong hệ thống giáo dục hiện nay phân loại những văn bằng từ mức thấp cho đến cao như bằng tốt nghiệp THPT, cử nhân (thuộc hệ Đại học), Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư,… Mỗi một văn bằng tương ứng sẽ là nhiều các chuyên ngành khác nhau và có quá trình đào tạo sẽ không giống nhau.

Theo đó, phía nhà tuyển dụng sẽ dựa vào một phần học vị để có thể lựa chọn được ứng viên phù hợp với việc làm. Đây cũng là lý do mà hiện nay các cá nhân trong xã hội đa phần đều có mong muốn đạt được học vị cao.

Vậy, học hàm là gì?

Học hàm được sử dụng nhằm để nói về những danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo được tiến hành tổ chức có quyền hạn nào đó được phong cho một người đang làm trong công tác giảng dạy hoặc có thể là nghiên cứu.

Những danh hiệu này sẽ được xác định về trình độ chuyên môn của các nhà giáo, nhà khoa học,… Sẽ có 2 danh hiệu đó là Giáo sư và Phó giáo sư. Hiện tại ở Việt Nam, Giáo sư chính là tên gọi của một chức danh khoa học dành cho những cán bộ giảng dạy cao cấp ở những bộ môn thuộc trường Đại học hoặc là viên nghiên cứu, được phía Nhà nước phong tặng bởi vì đã đáp ứng đủ những tiêu chí do luật định trong những hoạt động thuộc vào lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học. Còn chức danh Phó giáo sư sẽ dành cho những người nghiên cứu và giảng dạy thuộc bậc Đại học nhưng sẽ thấp hơn so với giáo sư.

Phân biệt sự khác nhau giữa học hàm và học vị

Với những thông tin ở trên thì các bạn cũng đã hiểu được học hàm học vị là gì rồi đúng không. Vậy, giữa học hàm và học vị sẽ khác nhau như thế nào? Dưới đây các chuyên gia hàng đầu sẽ chia sẻ cụ thể vấn đề này cụ thể như sau:

Giải thích học hàm học vị là gì?
Phân biệt sự khác nhau giữa học hàm và học vị

>>> Bạn có biết được học xong 12 nên học nghề gì

Khác biệt về chương trình đạt được học hàm học vị

Đối với học vị thì người đạt được học vị cần phải trải qua một chương trình sẵn do phía Bộ Giáo dục & Đào tạo. Còn đối với học hàm thì chức danh học hàm sẽ không qua đào tạo, không phải thi cứ hoặc là bảo vệ luận án, khi đó sẽ căn cứ vào từng tiêu chí, điều kiện đề ra, sẽ căn cứ vào tài năng, uy tín và mức độ cống hiến khoa học của từng người và phía Hội đồng Khoa học chuyên ngành của từng cấp xét duyệt và bỏ phiếu tín nhiệm để đề nghị Nhà nước quyết định công nhận.

Cấp học hàm và học vị

Khi xét về học vị thì trong học vị sẽ có nhiều cấp bậc như tốt nghiệp THPT, cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,…

Hoặc hàm sẽ có 2 cấp, thời điểm trước thì được gọi là Giáo sư I và Giáo sư II, tuy nhiên về sau lại đã được đổi tên thành Phó giáo sư và Giáo sư.

Với toàn bộ các điểm khác biệt ở trên các bạn cũng sẽ thấy rõ được bản chất giữa học vị và học hàm. Các chức danh của học hàm và học vị, cả về cách đạt được học vị và học hàm.

Tìm hiểu về trình tự bổ nhiệm chức danh Giáo sư và Phó giáo sư

+ Phía các trường Đại học sẽ thông báo cụ thể về số lượng Giáo sự, Phó giáo sư đối với từng ngành mà đơn vị có nhu cầu được bổ nhiệm theo cơ cấu đội ngũ giảng viên trong cơ sở do phía Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định.

+ Giảng viên có nguyện vọng được bổ nhiệm vào chức danh Phó giáo sư hoặc là Giáo sư cần phải nộp đơn tại cơ sở giáo dục Đại học.

+ Hiệu trưởng Đại học sẽ căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư, Giáo sư, đề nghị của khoa cũng như ý kiến của Hội đồng khoa học của trường nhằm đưa ra quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư đối với từng nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư, sau đó sẽ báo lên trên thủ trưởng cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo và báo cáo với Bộ trường Giáo dục & Đào tạo.

Lời kết

Tổng hợp tất cả những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được hiểu rõ hơn giữa học hàm học vị là gì. Hy vọng với các thông tin này sẽ hữu ích đối với những bạn đang có ý định muốn nâng cao về trình độ chuyên môn và văn bằng trong thời gian sắp tới.

Rate this post

Trang