Ý nghĩa của cờ nước Đức và những điều thú vị về nó
Quốc kỳ là biểu tượng của mỗi quốc gia và cũng là niềm tự hào của quốc gia đó. Như bao đất nước khác, cờ nước Đức cũng mang một câu chuyện và ý nghĩa lịch sử riêng. Vậy câu chuyện ấy là gì? Nó mang ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cờ nước Đức trong từng giai đoạn lịch sử
Điều 22 Luật Cơ Bản nước Cộng hòa Liên bang Đức có viết rằng: “Cờ nước Đức sẽ có màu đen, đỏ và vàng”. Thiết kế này được thông qua làm quốc kỳ của nước Đức hiện đại vào năm 1919. Về ý nghĩa, để hiểu được cặn kẽ thì cần phải ngược dòng lịch sử đến thời Napoleon. Đồng phục của các chiến binh trong cuộc chiến tháng 3/1848 chống Napoleon khi ấy có các màu đen, vàng và đỏ. Trong đó màu đen là nền của quần áo, các nút cài màu vàng và màu đỏ của phù hiệu cấp bậc cầu vai và cổ, tay áo. Chúng mang ý nghĩa: “Từ trong bóng Đen nô lệ vượt qua trận chiến đẫm máu Đỏ để vươn tới ánh sáng Vàng tự do”
Lá cờ Đức thời kì Trung Cổ (từ thế kỉ X đến năm 1806)
Bài viết liên quan: nước đức có gì nổi tiếng
Trong giai đoạn này, màu vàng và đen được sử dụng là màu của Hoàng đế La Mã, thể hiện trên hiệu kỳ của Hoàng đế. Và con đại bàng màu đen trên nền vàng cũng là biểu tượng cho quyền lực đất nước này. Từ cuối thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV, biểu tượng đại bàng có vuốt và mỏ màu đỏ, nhưng sang đầu thế kỉ XV, người ta đã thay đổi sang biểu tượng đại bàng 2 đầu.
Lá cờ Đức ở thời kì chiến tranh Napoleon
Năm 1806, Đế quốc La Mã sụp đổ, người Đức tham gia chống lại Napoleon. Trong ác cuộc chiến tranh, đồng phục của Quân đoàn Tự do Lützow – một đơn vị tình nguyện của quân đội Phổ có thành phần hầu hết là sinh viên đại học và viện sĩ là màu đen với cổ áo màu đỏ cùng khuy màu vàng. Chính họ và những màu sắc đặc trưng của họ trở nên nổi bật đáng kể đối với người Đức, vì vậy, lần đầu tiên, trên lá cờ Đức hiện diện 3 màu sắc đỏ, vàng và đen.
Cờ Đức thời kì Liên minh các quốc gia Đức
Sau cuộc chiến tranh Napoleon, các quốc gia còn lại đã liên minh lại và lập thành một nước Đức thống nhất gọi là Liên minh các quốc gia Đức. Mục đích của việc liên minh này là khôi phục đế quốc La Mã hùng mạnh và đề xuất tổng thống Franz I của Áo – Hoàng đế La Mã cuối cùng. Bang liên không có quốc kỳ riêng, song cờ tam tài đen-đỏ-vàng đôi khi vẫn được sử dụng.
Đến tháng 5/1832, trong đoàn người tuần hành tại Hội Hambach ủng hộ tự do, thống nhất và dân quyền, các màu đen, đỏ và vàng chính thức trở thành một biểu tượng có uy tín cao đối với phong trào tự do, dân chủ và cộng hòa. Trải qua cuộc chiến Áo – Phổ, năm 1871, Đế quốc Đức chính thức được thành lập. Quốc vương Wilhelm I đồng ý với việc chọn quốc kỳ lúc này có màu đen, trắng, đỏ hay còn gọi là cờ tam tài.
Lá cờ Đức hời kì phân chia Đông Đức và Tây Đức (1949 – 1989)
Sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nước Đức bị phân chia thành Đông Đức và Tây Đức. Trong khi Tây Đức quyết định chọn cờ tam tài đen-vàng-đỏ làm quốc kỳ thì chính phủ Đông Đức sửa đổi quốc kỳ của họ bằng cách thêm quốc huy lên.
Cờ Đức thời kì thống nhất đến nay
Tháng 11/1989, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người Đông Đức đã cắt quốc huy Đông Đức khỏi quốc kỳ, lấy cảm hứng từ việc người Romania hành động như vậy khi chế độ Nicolae Ceauşescu sụp đổ. Việc loại bỏ quốc huy khỏi quốc kỳ Đông Đức là hành động ngụ ý cờ tam tài đen-đỏ-vàng trơn là biểu tượng cho một nước Đức thống nhất và dân chủ.
Chắc hẳn những thông tin lịch sử ẩn dấu sau lá quốc kỳ Đức đã giúp bạn hiểu thêm và yêu mến nhiều hơn đất nước và văn hóa Đức.