Điểm danh 7 châu lục của Trái đất và đặc điểm thú vị

Điểm danh 7 châu lục của Trái đất và đặc điểm thú vị

7 châu lục của trái đất gồm những châu lục nào? Thông tin cần biết về những châu lục này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng tìm hiểu.

1. Khái niệm châu lục và lục địa là gì?

Trước khi tìm hiểu về 7 châu lục của Trái đất thì các bạn hãy cùng tìm hiểu về khái niệm châu lục và lục địa dưới đây:

Châu lục được xem là vùng đất rộng lớn, gồm lục địa cùng các đảo, quần đảo xung quanh có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và lịch sử.

7 châu lục của trái đất hiện nay
7 châu lục của trái đất hiện nay

Trong khi đó, lục địa là khu vực chủ chốt của châu lục, vùng đất được công nhận là lục địa khi có những đặc điểm dưới đây:

– Địa hình nhô cao hơn hẳn so với bề mặt nước biển.

– Có ít nhất 3 loại đá tạo ra từ núi lửa, tác động của nhiệt độ với áp suất, quá trình xâm thực. Trong đó có các loại đá lần lượt là đá biến chất, đá lửa và trầm tích.

– Thành phần vỏ Trái Đất còn dày hơn vùng biển xung quanh.

– Diện tích vùng đủ lớn, tách biệt để được công nhận là lục địa hoàn chỉnh. Còn nếu không có điều kiện đó thì vùng đất này được gọi là vi lục địa hay một phần của lục địa.

>>> Xem thêm: Nước Đức bây giờ là mấy giờ? Múi giờ nước Đức chênh lệch với Việt Nam là bao nhiêu?

2. Sự hình thành các châu lục ngày nay

Theo nghiên cứu 175 triệu năm trước, các châu lục kết nối thành siêu lục địa được bao quanh bởi một đại dương lớn. Siêu lục địa đó được gọi là Pangaea, chúng bắt đầu vỡ ra thành nhiều mảnh khác nhau và theo thời gian thì chúng trôi dạt vào các vị trí chúng ta nhìn thấy như ngày nay.

Một sự thật là các châu lục thường không đứng yên, chúng luôn luôn di chuyển và theo thời gian sẽ di chuyển, trôi dạt tạo ra những lục địa hoàn toàn mới. Sau đó vài triệu năm thì nhìn lại sẽ rất khác.

3. Điểm danh 7 châu lục của trái đất

Theo quy ước của Liên Hiệp Quốc, Mỹ và các tổ chức địa lý quốc tế hiện nay, Trái Đất có 7 châu lục và 5 đại dương. Danh sách 7 châu lục đó bao gồm: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Nam Cực, Châu Âu, Châu Á và Châu Đại Dương.

3.1. Châu Á (43.820.000 km2)

Châu Á gồm 50 quốc gia, là lục địa lớn và đông dân nhất, chiếm tới 60% tổng số dân của Trái đất.

Đông Á

Đông Á là vùng đất phía Đông của châu Á, gồm có Mông cổ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nơi đây có diện tích chừng 11,8 triệu km2 với nhân khẩu khoảng hơn 1,6 tỉ.

Đông Á có địa thế phía Tây cao còn phía Đông thấp, được chia thành 4 bậc thang. Nơi được mệnh danh “ nóc nhà thế giới” chính là Cao nguyên Thanh Tạng ở phía tây nam Trung Quốc với chiều cao cách mặt phẳng nước biển trên 4.000 mét.

Tây Á

Tây Á còn được gọi là Tây Nam Á, là vùng đất phía Tây của châu Á, gồm Cộng hòa Síp, Thổ Nhĩ Kì, Iran, Iraq, Armenia, Syria, Liban, Israel, Pakistan, Jordan, Kuwait, Oman, Arabi Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Yemen, Bahrain, Gruzia và Azerbaijan.

Tây Á có diện tích chừng 6 triệu km2 với nhân khẩu hơn 300 triệu.

Trung Á

Trung Á là vùng đất ở giữa châu Á, gồm có Turkmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Kazakhstan. Phía Đông Nam nơi này là vùng núi, thường xảy ra động đất. Những vùng còn lại là gò đồi, sa mạc, đồng bằng trải rộng, khí hậu sa mạc, khô cạn hay thảo nguyên nhiệt đới với á nhiệt đới.

Nam Á

Nam Á là phía Nam của châu Á, gồm có các quốc gia Ấn Độ, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bangladesh, Bhutan, Pakistan và Nepal. Nơi đây có diện tích khoảng 5,1 triệu km2 với nhân khẩu khoảng 1,8 tỉ người.

Phía bắc khu vực này là vùng núi của chân núi phía Nam mạch núi Himalaya, bán đảo Ấn Độ. Còn phía nam là cao nguyên Deccan, giữa vùng núi phía Bắc với cao nguyên Deccan là đồng bằng sông Ấn Độ – sông Hằng.

Bắc Á

Bắc Á là vùng đất Siberia của nước Nga phần châu Á. Phía Tây là vùng đất đồng bằng Tây Siberia, ở giữa là núi và cao nguyên Trung Siberia, còn phía đông là vùng núi Viễn Đông.

Vòng cực về phía bắc nơi đây thuộc khí hậu đồng rêu hàn đới, còn lại là khí hậu rừng lá kim ôn đới. Khi dòng sông đông lại thành băng là từ tháng 6 trở đi.

Đông Nam Á

Đông Nam Á là vùng đất tại phía đông nam của châu Á, gồm có các quốc gia của: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Myanmar, Brunei và Đông Timor.

Nơi đây có diện tích khoảng 4,5 triệu km2 với nhân khẩu khoảng 650 triệu. Diện tích địa lý gồm 2 phần lớn bán đảo Ấn – Trung và quần đảo Mã Lai.

3.2. Châu Phi (30.370.000 km2)

Châu Phi là lục địa nóng nhất trên thế giới với sa mạc Sahara chiếm 25% tổng diện tích. Lục địa này có tới 54 quốc gia, được chia thành 5 khu vực như sau:

Bắc Phi: Algeria Libya, Ai Cập, Maroc, Sudan, Tây Sahara Tunisia.

Đông Phi: Burundi, Mauritius, Eritrea, Kenya, Malawi, Mozambique, Ethiopia, Nam Sudan, Comoros, Djibouti, Rwanda, Réunion (Pháp), Seychelles, Somalia, Tanzania, Zambia, Madagascar, Zimbabwe, Uganda.

Nam Phi: Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia, Swaziland.

Tây Phi: Burkina Faso, Gambia, Bờ Biển Ngà, Benin, Ghana, Cape Verde, Guinea-Bissau, Guinea, Nigeria, Saint Helena, Niger, Liberia, Mali, Mauritania, Senegal, Sierra Togo, Leone.

Trung Phi: Cộng hòa Congo, Cameroon, Angola, Cộng hòa Trung Phi, Gabon, São Tomé, Guinea Xích đạo, Príncipe, Cộng hòa dân chủ Congo và Chad.

3.3. Châu Mỹ (hơn 42.000.000 km2)

Châu Mỹ gồm các lục địa là Bắc Mỹ, Nam Mỹ và eo đất Trung Mỹ. Dựa vào yếu tố chính trị, lịch sử thì các quốc gia được phân loại chủ yếu như sau:

Các quốc gia của Châu Mỹ:

Bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Mexico. Trong đó, Hoa Kỳ đang có nền kinh tế mạnh nhất Bắc Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

Nam Mỹ: Colombia, Argentina, Brasil, Chile, Ecuador, Bolivia, Guyana, Paraguay, Perú, Uruguay, Venezuela, Suriname.

Trung Mỹ: Bahamas, Antigua, Barbuda, Barbados, Costa Rica, Belize, Cuba, Dominicana, El Salvador, Saint Kitts, Grenada, Dominicana, Guatemala, Haiti, Jamaica, Honduras, Nicaragua, Panamá và Nevis, Saint Vincent, Saint Lucia, và Grenadines, Trinidad, Tobago.

3.4. Châu Nam Cực (14.000.000 km2)

Châu Nam Cực là lục địa lạnh và khô nhất, nhiều gió nhất trên thế giới với 98% diện tích châu lục bị bao phủ bởi lớp băng dày trung bình khoảng 1.9 km.

7 châu lục của trái đất hiện nay1
Danh sách 7 châu lục của trái đất

Nơi đây không có dân cư trú, ngoài các nhà khoa học sinh sống tại các trạm nghiên cứu ở Nam Cực (khoảng 1000 – 5000 người mỗi năm).

>>> Xem thêm: Ai Cập thuộc châu lục nào và những bí ẩn cần khám phá

3.5. Châu Âu (10.180.000 km2)

Châu Âu có nền kinh tế phát triển trên thế giới với Liên minh châu Âu (liên minh kinh tế với chính trị lớn nhất toàn thế giới), gồm 51 quốc gia với chia thành 4 khu vực.

Bắc Âu:  Phần Lan, Estonia, Lithuania, Anh, Ireland, Latvia, Na Uy, Iceland, Đan Mạch, Thụy Điển.

Đông Âu: Ba Lan, Moldova, Romania, Slovakia, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Belarus, Nga, Hungary và Ukraine.

Tây Âu và Trung Âu: Thụy Sĩ, Áo, Monaco, Bỉ, Đức, Hà Lan, Liechtenstein, Luxembourg, Pháp.

Nam Âu: Hy Lạp, Macedonia, Andorra, Herzegovina, Bosnia, Serbia, Albania, Slovenia, Bồ Đào Nha, Montenegro, Tây Ban, Nha, Ý, Malta, Croatia, San Marino, Thành Vatican.

3.6. Châu Úc (9.008.500 km2)

Châu lục này ít cư dân nhất trên toàn thế giới(trừ Nam Cực), chiếm khoảng 0,3% tổng dân số trên toàn thế giới. Châu Úc có tới 14 quốc gia gồm có: New Zealand, Australia, Papua New Guinea, Tonga, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Fiji, Vanuatu, Kiribati, Palau, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa). Đây đều là quốc đảo ngoại trừ Australia.

Tổng hợp 7 châu lục của trái đất trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn tìm hiểu về những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức liên quan khác. ồng thời, nếu bạn quan tâm đến các sự kiện và thông tin trên khắp thế giới, hãy truy cập fb88 để đọc những tin tức nóng hổi nhất và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng.

Rate this post

germanembhanoi