Xác định chỉ tiêu tuyển sinh mới: Rộng cửa, có rộng kẽ?

Dự thảo quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, thạc sĩ, tiến sĩ  vừa được Bộ giáo dục và đào tạo công bố có nhiều điểm được coi là khá mới. Tuy nhiên, bên cạnh sự tán đồng còn có nhiều ý kiến lo ngại những dự kiến mới sẽ đi kèm với kẽ hở  trong quy chế tuyển sinh.

Điểm mới của dự thảo lần này là bỏ hoàn toàn các tiêu chí quy định quy mô sinh viên quy tối đa của các cơ sở giáo dục đại học. Kể cả giảng viên thỉnh giảng cũng được tiến để xác định chỉ tiêu, Ngành đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lương thì được tự chủ quyết đinh chỉ tiêu tuyển sinh

          Không lo ngại về giảng viên thỉnh giảng

Ông Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh khẳng định việc giảng viên thỉnh giảng được tính để xác định chỉ tiêu tuyển sinh là một điểm tiến bộ.

Đưa ra kết luận như vậy là vì theo ông Sen hiện nay thực tế các giảng viên biên chế ở các cơ sở giáo dục công lập dư rất nhiều giờ giảng dạy, vì thế ngoài việc quy định về thời gian nghiên cứu khoa học thì những giảng viên này được đi thỉnh giảng, dạy thêm ở các cơ sở khác là điều hoàn toàn hợp lý. Mặt khác đây cũng là cách động viên các trường sử dụng nhân sự ở các cơ sở công lập một cách hợp lý

Các trường công không thể yêu cầu giảng viên không được đi dạy chỗ này, đi làm chỗ kia khi không bố trí đủ giờ dạy cho họ” – ông Sen nói. Tuy nhiên, ông Sen cho rằng việc tính chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên đội ngũ thỉnh giảng cần được tính toán kỹ lưỡng, nhất định không để các trường làm tuỳ tiện, tràn lan, “bỏ con cá bắt con tôm”.

Việc tính đối tượng này vào xác định chỉ tiêu tuyển sinh nên áp dụng cho trường hợp đã thỉnh giảng 1 năm hoặc 2 học kỳ trở lên” – ông Sen đề xuất.

Ông Nguyễn Văn Đương, Trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, lại cho rằng điểm tiến bộ nhất của Dự thảo là bỏ quy định quy mô sinh viên. Theo ông Đương, một trường đại học lớn, đội ngũ công chức đông thì dựa vào điểm này không phù hợp. Ông Đương cũng ủng hộ việc tính giảng viên thỉnh giảng trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

“Đây là điều cần thiết vì theo nguyên tắc, trường đại học sẽ có một số lượng tiết học nhất định cần “giao lưu” với giảng viên bên ngoài. Do đó, trường sẽ phải mời giảng viên thỉnh giảng” – ông Đương nhấn mạnh.

Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo – Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, bày tỏ sự vui mừng khi Dự thảo đã giao quyền tự chủ hơn cho các trường, đặc biệt đưa công tác kiểm định là một biện pháp để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Về tính giảng viên thỉnh giảng, ông Sơn đưa ra quan điểm “Do hệ số rất ít nên các trường sẽ không lách luật để tăng chỉ tiêu. Bởi vì một trường đại học nếu có 700 giảng viên thì cũng chỉ được mời 35 giảng viên thỉnh giảng, do đó nếu tính chỉ tiêu cũng chỉ được 7 người. Hơn nữa, việc tính giảng viên thỉnh giảng thì lâu nay các trường cũng đã làm, nay đưa vào quy định và xác định luôn tỷ lệ thì sẽ bớt “ăn gian” thôi” – ông Sơn nói.

5/5 - (1 bình chọn)

germanembhanoi