S trong Vật lý là gì? Các ký hiệu thường gặp trong Vật lý

S trong Vật lý là gì? Các ký hiệu thường gặp trong Vật lý

Trong Vật lý, các ký hiệu hoặc biểu tượng khác nhau được sử dụng để biểu thị các đại lượng khác nhau. Các ký hiệu sẽ giúp cho việc biểu diễn các đại lượng dễ dàng hơn. Vậy ký hiệu S trong Vật lý là gì?

S trong Vật lý là gì và các ký hiệu thường gặp

Ký hiệu S trong Vật lý là gì? Dưới đây là một số ký hiệu thường gặp trong kiến thức môn Vật lý.

Một số đại lượng cơ bản

Số lượng vật lý Ký hiệu Tên ký hiệu Đơn vị SI
Khối lượng m Kilogam (Kg)
Thời gian t Giây
Khoảng cách d Mét (m)
Chiều dài, chiều cao và chiều rộng d, r, h Mét (m)
Chu vi và nửa chu vi P, p Mét (m)
Bán kính và đường kinh r, d Mét (m)
Diện tích S m 2
Thể tích V m 3
Khối lượng riêng D kg / m 3
Trọng lượng riêng d N/m³
Nhiệt độ T Kelvin (K)
Tần số f, v Hertz (Hz)
Nhiệt lượng Q Joule (J)
Nhiệt dung riêng c J kg −1 K −1
Bước sóng λ lambda mét (m)
Độ dịch chuyển góc θ theta Radian (rad)
Tốc độ ánh sáng và âm thanh c m/s
Tần số góc ω omega Radian trên giây (rad / s)

S trong Vật lý là gìS trong Vật lý là gì? Các ký hiệu thường gặp trong Vật lý

Xem thêm: Ký hiệu V trong vật lý là gì? Ký hiệu V trong đời sống

Các ký hiệu Vật lý trong điện và từ trường

Số lượng vật lý Ký hiệu Tên ký hiệu Đơn vị SI
Điện tích q, Q Cu lông (C)
Cường độ dòng điện I Ampe (A)
Điện trở R Ohms (Ω)
Độ tự cảm L Henry (H)
Điện dung C Farad (F)
Hiệu điện thế V Vôn (V)
Điện trường E Newton trên mỗi culong(NC -1 )
Cảm ứng từ B Tesla

Các ký hiệu vật lý trong cơ học

Số lượng vật lý Ký hiệu Tên ký hiệu Đơn vị SI
Vận tốc v m/s
Gia tốc a mét trên giây bình phương (m / s 2 )
Gia tốc góc α alpha radian trên giây bình phương (rad / s 2 )
Quán tính P kg⋅m / s
Khoảng thời gian T S hoặc giây
Lực F Newton (N)
Mô-men xoắn T tau N⋅m
Công suất P Watt (W)
Công A (W trong tiếng anh) Joule (J)
Năng lượng E Joule (J)
Áp suất P Pascal (Pa)
Lực quán tính I kg m2
Động lượng góc L kg⋅m 2 s -1
ma sát f Newton (N)
Hệ số ma sát µ mu
Động năng K Joule (J)
Năng lượng tiềm năng U Joule (J)

Một số công thức Vật lý lớp 9 cơ bản

Tổng hợp các công thức trong Vật lý lớp 9 sẽ giúp các bạn hệ thống hóa lại nội dung đã được học. Từ đó có thể tiếp thu nhanh chóng và vận dụng khi giải các bài tập liên quan.

– Định luật Ôm: I = U / R

Trong đó:

  • U: Hiệu điện thế (V)
  • I: Cường độ dòng điện (A)
  • R: Điện trở (Ω)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3 A

– Điện trở dây dẫn: R = U / I

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

+ Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ: 1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

– Công suất điện: P = U.I

Trong đó:

  • U: Hiệu điện thế (V)
  • P: Công suất (W)
  • I: Cường độ dòng điện (A)

Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức: P = I²R hoặc P = U² / R hoặc tính công suất bằng P = A / t

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:

+ Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp:

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

+ Cường độ dòng điện như nhau tại mọi điểm: I = I1 = I2 =…= In

– Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn: R = ρ.l/s

Trong đó:

  • S: Tiết diện của dây (m²)
  • l: Chiều dài dây (m)
  • ρ: Điện trở suất (Ωm)
  • R: Điện trở (Ω)

S trong Vật lý là gìS trong Vật lý là gì? Các ký hiệu thường gặp trong Vật lý

Xem thêm: Tìm hiểu về ô mê ga trong Vật lý là gì?

– Định luật Jun – Lenxơ: Q = I².R.t

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (A)
  • Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)
  • R: Điện trở ( Ω )
  • t: Thời gian (s)

Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24I².R.t

Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q=U.I.t hoặc Q = I².R.t

– Công của dòng điện: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

  • P: Công suất điện (W)
  • A: Công của lực điện (J)
  • U: Hiệu điện thế (V)
  • t: Thời gian (s)
  • I: Cường độ dòng điện (A)

– Hiệu suất sử dụng điện: H = A1 / A × 100%

Trong đó:

  • A: Điện năng tiêu thụ.
  • A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

– Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.C.Δt

Trong đó:

  • m: Khối lượng (kg)
  • Δt: Độ chênh lệch nhiệt độ
  • C: Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

– Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn: Php = P².R / U²

Trong đó:

  • P: Công suất (W)
  • R: Điện trở (Ω)
  • U: Hiệu điện thế (V)

– Công thức của thấu kính phân kỳ:

  • Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’
  • Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

  • f: Tiêu cự của thấu kính
  • d: Khoảng cách từ vật đến thấu kính
  • d’: Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
  • h: Chiều cao của vật
  • h’: Chiều cao của ảnh

– Công thức của thấu kính hội tụ:

  • Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’
  • Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

  • f: Tiêu cự của thấu kính
  • d: Khoảng cách từ vật đến thấu kính
  • d’: Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
  • h: Chiều cao của vật
  • h’: Chiều cao của ảnh

– Sự tạo ảnh trên phim: h/h’= d/d’

Trong đó:

  • h: Chiều cao của vật.
  • h’: Chiều cao của ảnh trên phim.
  • d: Khoảng cách từ vật đến vật kính
  • d’: Khoảng cách từ phim đến vật kính.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc đã nắm được S trong Vật lý là gì và các ký hiệu, công thức thường gặp.

Rate this post

Phương