Tìm hiểu i là gì trong vật lý và công thức tính cường độ dòng điện
Trong vật lý có rất nhiều ký hiệu. Vậy I là gì trong vật lý? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
I là gì trong vật lý?
I trong Vật lý là một đại lượng biểu thị cường độ dòng điện. Hay nói một cách dễ hiểu, I là đại lượng biểu hiện cho độ mạnh yếu của dòng điện.
Cường độ dòng điện được xác định bởi số lượng điện tích đi qua một tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Cường độ dòng điện càng lớn thì dòng điện càng mạnh.
Như vậy bạn đã nắm được I là gì trong Vật lý rồi nhỉ? Trong nội dung tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu I là ký hiệu gì trong Vật lý nhé!
Theo hệ đo lường quốc tế SI, I là ký hiệu của cường độ dòng điện. Chữ “I” là viết tắt của từ tiếng Pháp “Intensite”, mang nghĩa là cường độ. Cường độ dòng điện I được đo bằng Ampe kế (A).
Xem thêm:K trong vật lý là gì?
Cường độ dòng điện được chia làm 2 loại:
- Cường độ dòng điện không đổi .
- Cường độ dòng điện hiệu dụng.
Cường độ dòng điện không đổi là đại lượng có giá trị không thay đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ dòng điện không đổi, sao cho dòng điện đi qua cùng một điện trở có công suất tiêu thụ như nhau.
Công thức tính cường độ dòng điện I
Cường độ dòng điện được tính bằng nhiều công thức, tùy vào từng trường hợp mà ta áp dụng từng công thức khác nhau. Sau đây GiaiNgo sẽ chia sẻ với bạn các công thức tính cường độ dòng điện:
Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật Ôm
I = U/R
Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện (A).
- U: Hiệu điện thế (V).
- R: Điện trở dây dẫn (Ω).
Cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật Ôm:
- Mắc nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In.
- Mắc song song: I = I1 + I2 + … + In.
Công thức tính cường độ dòng điện không đổi
I = q/t
Trong đó:
- q: Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong khoảng thời gian t.
Từ công thức cường độ dòng điện, có thể xác định điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây dẫn trong thời gian Δt là Δq = I.Δt.
Ta có điện tích của một electron là |e| = 1,6.10 mũ -19 C. Cách xác định số electron dịch chuyển qua tiết diện dây trong thời gian ∆t như sau:
Ne = Δq/ |e|
Ta có thể dùng đơn vị miliampe (mA) và micro ampe (μA) khí cường độ dòng điện nhỏ. Đổi đơn vị như sau:
- 1 A = 1000 mA.
- 1 A = 106 μA.
- 1 mA = 10 mũ -3 A.
- 1 μA = 10 mũ -6 A.
Đơn vị của điện lượng là miliculông (mC) hoặc micro – culông (μC). Đổi đơn vị như sau:
- 1C = 1000 mC.
- 1 C = 106 μC.
- 1 mC = 10 mũ -3 C.
- 1μC = 10 mũ -6 C.
Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng
I = I0/√2
Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện.
- I0: Cường độ dòng điện cực đại.
Công thức tính cường độ dòng điện bão hòa
I = n.|e|
Trong đó:
- e: Điện tích electron.
Công thức tính cường độ dòng điện với dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên tuần hoàn với thời gian theo quy luật hàm số sin, cos nên có dạng tổng quát sau:
i = I0.cos(ωt + φ)
Trong đó:
- i: Cường độ dòng điện tức thời tại thời điểm t.
- I0: Cường độ dòng điện cực đại.
- cos(ωt + φ): tần số góc lệch (chu kỳ: T = 2π/ω; tần số dòng điện xoay chiều F = ω/2π).
Dụng cụ đo cường độ dòng điện
Cảm biến dòng điện
Cảm biến dòng điện được xem là một thiết bị đo dòng điện chính xác hiện đại vừa được ứng dụng trong thời gian gần đây. Tín hiệu 4-20mA của cảm biến dòng điện T201 sẽ truyền trực tiếp về PLC hoặc biến tần để điều khiển động cơ.
Các phương pháp đo dòng cũ bao gồm : biến dòng 0-5A và bộ chuyển đổi 0-5A sang Analog 4-20mA / 0-10V được thay thế bằng T201. Giờ đây chỉ cần duy nhất một thiết bị đo dòng và tín hiệu sẽ truyền về dạng analog 4-20mA.
Ampe kìm đo dòng AC/DC
Ampe kìm (nhiều nơi đọc là Ampe kiềm) là dụng cụ đo cường độ dòng điện của thiết bị điện khi dùng. Thiết bị này sẽ được dùng như sau: Kẹp Ampe kìm vào dây cấp nguồn cho thiết bị điện, sau đó cường độ dòng điện sẽ hiện lên màn hình của Ampe kìm. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy số liệu hiển thị trên màn hình để ghi chú lại.
Đồng hồ đo dòng điện
Đây chính là thiết bị chuyên dùng nhất dành để đo độ mạnh và yếu của dòng điện. Thường ta sẽ thấy bề mặt Ampe kế sẽ hiển thị đơn vị đo là Ampe (A) hoặc miliampe (mA).
Mỗi Ampe kế sẽ có giới hạn chia khác nhau như đã giới thiệu. Ngoài ra, thiết bị sẽ có chốt dấu (-) và dương (+). Bạn sẽ dựa theo 2 nút này để phân biệt chốt cũng như lắp dây sao cho phù hợp. Dưới thiết bị có nút điều chỉnh để đưa ampe kế về số 0.
Lưu ý: Để Ampe kế về số 0 trước khi đo sẽ tăng độ chính xác cho thiết bị cần đo
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng cũng được ưa chuộng trong đo cường độ dòng điện. Tuy nhiên, đo bằng đồng hồ vạn năng yêu cầu bạn phải cài đặt chức năng thích hợp với chúng để đo được chính xác nhất. Thiết bị này thường dùng đo cường độ dòng điện xoay chiều (khi này cũng cần cài đặt chế độ đo thích hợp).
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên các bạn chắc hẳn đã nắm được I là gì trong vật lý rồi phải không. Chúc các bạn luôn thành công/