Tuyển sinh các ngành bằng các tổ hợp môn trái ngược

Tuyển sinh các ngành bằng các tổ hợp môn trái ngược

Chỉ còn 4 tháng nữa là kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ diễn ra, các thí sinh đang trong giai đoạn gấp rút ôn tập kiến thức. Trong khi đó, các trường Đại học, cao đẳng gần như đã công bố đầy đủ phương án tuyển sinh. Năm 2018 nhiều trường mở rộng thêm các ngành, các khoa đào tạo mới để nắm bắt kịp thời nhu cầu của xã hội và thu hút thí sinh đăng ký nộp hồ sơ. Nhưng cùng với đó, nhiều trường mở ra tuyển sinh các ngành bằng các tổ hợp môn trái ngược như trường đào tạo về kinh tế, kế toán nhưng xét tuyển bằng tổ hợp môn Xã hội (Văn – Sử – Địa) gây ra nhiều bất ngờ cho thí sinh.

Nhiều trường xét tuyển các tổ hợp môn trái ngược với chương trình đào tạo

Một số trường hiện nay áp dụng phương thức xét tuyển tổ hợp môn trái ngược như Đại học Hùng Vương Tp HCM, Đại học Công nghệ Đồng Nai, Đại học Nam Cần Thơ,… Hình thức xét tuyển này sẽ đem lại nhiều bất lợi cho thí sinh trong quá trình tham gia học đào tạo tại trường vì sự khác biệt giữa phương thức đào tạo và phương thức tuyển sinh sẽ khiến cho các thí sinh không theo kịp, không nắm bắt được chương trình đào tạo của các trường. Năm 2018 này, hình thức tuyển sinh bằng các tổ hợp môn trái ngược này diễn ra khá phổ biến, gần như các trường dự kiến sẽ thiếu thí sinh đăng ký nộp hồ sơ như những năm tuyển sinh trước nên đã đưa ra phương án này để kéo thí sinh các khối thi về nộp hồ sơ. Ngoài việc gia tăng cơ hội lựa chọn các ngành học cho các thí sinh thì các thí sinh cũng nên cân nhắc về việc lựa chọn các ngành có tổ hợp môn trái ngược như thế này. Tuyển sinh đầu vào bằng hình thức này được coi là nới lỏng hơn trong khâu tuyển sinh.

Câu hỏi đặt ra cho rằng: Liệu việc tuyển sinh bằng các tổ hợp môn trái ngược có đem lại lượng đầu ra hiệu quả không? Tại sao Bộ giáo dục và đào tạo lại không can thiệp vào hình thức tuyển sinh này? Do Bộ giáo dục và đào tạo đã công bố cho phép các trường tự do tuyển sinh, tự do đưa ra phương thức xét tuyển với các trường nên việc các trường xét tuyển ngành bằng các tổ hợp môn trái ngược vẫn không làm trái theo quy định của Bộ giáo dục. Điều này để cho các trường có cơ hội gia tăng nguồn tuyển vào và đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh đã đặt ra, có thí sinh để đóng học phí.

Tuy nhiên, theo hình thức này điểm bất lợi thuộc về thí sinh khi được học ngành không phải là thế mạnh của bản thân. Việc tiếp nhận một lượng kiến thức nhiều trong suốt 3 -4 năm học đào tạo thì thí sinh sẽ thấy chán nản, có thể dẫn đến tình trạng bỏ học. Mặc dù được tự do đưa ra quy chế tuyển sinh của từng trường nhưng Bộ giáo dục và đào tạo không khuyến khích các trường tổ chức đào tạo các tổ hợp môn trái ngược với đặc thù của trường. Chính vì vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ các lựa chọn của bản thân, không vì việc nới lỏng trong khâu đầu vào hay việc được học Đại học cao đẳng mà có những lựa chọn không phù hợp với bản thân, khi đó sẽ khó có thể phát triển trong tương lai.

5/5 - (1 bình chọn)

germanembhanoi